Như đã
giới thiệu trong bài báo trước, đã có nhiều người chụp được những vòng
tròn ánh sáng trong tấm ảnh của mình. Trong bài viết dưới đây, nhà
nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải.Chủ nhiệm của đề tài "Nghiên cứu những
vòng tròn ánh sáng và mối liên hệ của chúng với thế giới tâm linh" sẽ
giới thiệu chi tiết hơn về vấn đề này.
"Khi ẩn khi hiện" Đề tài "Nghiên cứu những vòng tròn ánh sáng và mối liên hệ với thế
giới tâm linh" được bắt đầu với tấm ảnh chụp ngôi nhà ma Đà Lạt có vòng
tròn rất sáng.
Sau khi được các nhà ngoại cảm của
trung tâm cho biết vòng tròn đó là ảnh chụp trạng thái của một vong,
tôi đã quyết định không theo đoàn của trung tâm về Hà Nội mà ở lại Đà
Lạt tiếp tục chụp ảnh ngôi nhà ma lúc sáng sớm và khi tối trời.
Để loại bỏ hiện tượng vòng tròn là lỗi
của ống kính, ngôi nhà ma được chụp nhiều tấm liên tiếp cùng một góc cố
định, cho thấy một số vòng tròn xuất hiện với kích thước khác nhau và ở
vị trí khác nhau.
Nếu sự xuất hiện vòng tròn là lỗi của
ống kính thì vòng tròn đó phải xuất hiện cùng ở một vị trí trên khuôn
hình. Đằng này lại không phải như vậy có lúc chụp được, có lúc không,
dường như những vòng tròn ấy "khi ẩn khi hiện". Từ đó đã bắt đầu việc
nghiên cứu mở rộng để tìm hiểu xem những nơi nào có những vòng tròn như
vậy.
Đề tài được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau
trên đất nước từ Hà Nội, TP.HCM đến Hải Phòng, Lào Cai, thậm chí ở Vân
Nam (Trung Quốc).
Riêng ở Hà Nội cũng đã chụp ở rất nhiều
nơi được coi là nhạy cảm như các nhà tang lễ, "chợ âm phủ" 19 - 12,
nhà Đề Lao trung ương, sông Tô Lịch, nghĩa trang Văn Điển. Riêng ở
nghĩa trang Văn Điển, tôi đã ngồi từ 4h30 chiều cho đến 8h tối, khi
bóng đêm chìm dần và đã thu được những tấm ảnh đặc biệt.
|
Vòng tròn ánh sáng xuất hiện khi chụp ảnh một ngôi nhà tại Đà Lạt (Lâm Đồng). |
Khi truy cập để tìm tài liệu trên thế
giới, tôi đã bắt gặp những trang web giới thiệu về những vòng tròn như
vậy. Họ gọi những vòng tròn như vậy là các orbs, lấy gốc từ chữ orbita
có nghĩa là những vòng tròn.
Họ cũng chụp những vòng tròn như của ta
ngẫu nhiên, thu hút nhiều người đưa lên mạng những tấm ảnh đặc biệt mà
mình chụp được. Trong phần tranh luận cũng có những ý kiến trái chiều,
có người cho đó là ảnh các vong vì không thể liệt vào các lỗi quang
học, người thắc mắc tại sao lại có nhiều vong thế?...
Những tấm ảnh đưa lên mạng phần lớn là
do những người chụp ngẫu nhiên thấy ảnh lạ thì gửi vào trang web
orbs.photos để đóng góp, nhưng đó không phải là những nghiên cứu có hệ
thống!
Nghiên cứu có hệ thống Vấn đề đặt ra là tại sao trước đây, hiện tượng này chưa được phát
hiện? Vì trước đây chúng ta chỉ có máy ảnh chụp phim, có độ nhạy cảm
không cao, một cuộn phim nhiều nhất cũng chỉ có 36 kiểu, chỉ được chụp
vào những mục đích thông dụng. Khi in ảnh ra nếu thấy có những vòng
tròn thì họ quy ngay là do lỗi kỹ thuật.
Đó chính là trường hợp tấm ảnh in trên
báo Lao động vào cuối năm 2009 về một tại nạn giao thông trên đường
Phạm Hùng (Hà Nội). Ảnh chụp hiện trường lúc 8h tối, do cơ quan công an
chụp. Trong tấm ảnh có nhiều vòng tròn sáng nơi xảy ra tai nạn mà người
ta cho là lỗi kỹ thuật nên không để ý.
Phương pháp nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi là
nghiên cứu một cách có hệ thống: Sử dụng kết hợp các ảnh chụp kỹ
thuật số và các ảnh chụp bằng phim để chứng minh rằng ảnh các vòng
tròn là có thực chứ không phải chế tác bằng máy vi tính.
Khi thấy một nơi đã có vòng tròn ánh sáng sẽ chụp
liên tiếp từ 20 - 30 kiểu, dưới cùng một góc để phát hiện động thái
của những vòng tròn. Các địa điểm này, được chụp nhiều lần, ở nhiều
thời gian và thời điểm khác nhau.
Khi phóng to một số vòng tròn, ta thấy một số trong
chúng có những cấu trúc bên trong rất rõ rệt và gần như thống nhất ở
những tấm ảnh chụp ở nhiều nơi khác nhau. Rất nhiều tấm ảnh cho các
vòng tròn có dạng một mặt người, với hai cái mắt, cái mũi và cái miệng
(kiểu như hình vẽ mặt trời, mặt trăng có mặt mũi dưới dạng các vòng
tròn).
Chúng tôi đã thu được những tấm ảnh các vòng tròn
chuyển động thành các quỹ đạo, kéo dài thành một vệt sáng, trong vệt
sáng này vẫn có những vòng tròn như đang chuyển động.
Có những tấm ảnh cho thấy các vòng tròn
chuyển động thành những vệt phức tạp, trong vệt vẫn có những vòng tròn
như đang trượt trên quỹ đạo. Chính những tấm ảnh này đã khiến hội đồng
thẩm định khẳng định đây không phải là lỗi kỹ thuật mà là vấn đề rất
phức tạp mà cần tiếp tục nghiên cứu.
Tuy nhiên, khi những nhà ngoại cảm chụp được chân dung
các liệt sĩ và những người đã mất khác thì đó mới thực sự là chụp
được ảnh người âm.
Có nhiều cách để nhìn được hình ảnh người đã khuất Reimond
Moudy, một nhà gọi hồn hiện đại đã bố trí một phòng đặc biệt để cho
người sống nhìn hình ảnh người chết qua một tấm gương. Gương có hình
chữ nhật cao 1,22m, rộng 1,07m được đặt trong 1 góc phòng cao hơn mặt
đất 0,915m. Một chiếc ghế bành được đặt trước gương sao cho người ngồi
nhìn gương thoải mái và chăm chú trong một thời gian kéo dài và không
nhìn thấy hình của mình trong gương. Một khoảng tối ở đằng sau người
ngồi trên ghế được tạo nên bởi một tấm rèm bằng nhung đen.
Trước
khi vào phòng gương, khách phải tập trung tư tưởng nhớ lại người đã
chết, xem album, kỷ vật... sau đó được đưa vào phòng, tập trung ý nghĩ
đến người đã khuất và kết quả rất nhiều người đã nhìn thấy hình ảnh
người đã khuất. Ngoài ra, các phương pháp nhìn vào mặt nước, mặt phẳng
lóng lánh... cũng thấy rõ được các hình ảnh này.
GS.TS y khoa Đoàn Xuân Mượu (nguyên viện trưởng Viện Vaccine Quốc gia)Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải
Vietbao (Theo: Bee)